Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu ngồi xổm, bồn cầu bệt

Bài viết hôm nay Điện Nước Tiến Hưng chia sẻ cho các bạn về cấu tạo bồn cầu. Bồn cầu bao gồm bồn cầu ngồi xổm, bồn cầu bệt và các loại bồn cầu khác. Hôm nay chúng tôi giới thiệu cho bạn cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu xổm và bồn cầu bệt. Cũng như cách sử dụng và vệ sinh bồn cầu hiệu quả, đúng cách để duy trì tuổi thọ cho bồn cầu. Hãy cùng tìm hiểu nào!

Cấu tạo của bồn cầu:

Hiện nay, bồn cầu được chia thành 2 loại đó là bồn cầu xổm và bồn cầu bết. Yếu tố để phân biệt duy nhất giữa hai loại bồn cầu đó là cách, từ thế mà chúng ta đi vệ sinh.

Cấu tạo bồn cầu ngồi bệt:

Bồn cầu bệt được chia làm 4 phần chính, đó là phần:

  • Két nước.
  • Phần thân bồn cầu. Đây là hai phần có thể tách rời nhau được đối với bồn cầu 1 khối và liên đối với bồn cầu bệt 1 khối.
  • Vòi xịt.
  • Nắp bồn cầu.

Đối với phần nắp bồn cầu và vòi xịt thì không có nhiều để chúng ta chú ý đến. Mục đích của vòi xịt là để dùng khi chúng ta rửa bồn cầu. Còn nắp giúp chúng ta ngăn bớt mùi và tạo mỹ quan tốt hơn cho nhà vệ sinh.

1. Cấu tạo két nước bồn cầu bệt:

Két nước bồn cầu hay còn gọi là bộ xả nước bồn cầu đảm nhiệm việc xả nước để đẩy chất thải đi xuống bể phốt. Két nước bao gồm:

  • Phao.
  • Cột nước.
  • Van phao.
  • Nút ấn xả: Khởi động quá trình xả nước bồn cầu.

2. Cấu tạo thân bồn cầu bệt:

Đối với thân bồn cầu, bạn không cần phải quá chú trọng vào nó. Vì nó cấu tại rất đơn giản và nếu bạn xem phần nguyên lý thì sẽ hiểu ngay. Tôi sẽ không đi sâu vào các phần của bồn cầu nhà mình mà chỉ giới thiệu một cách khái quát nhất để bạn hình dung.

  • Rãnh nước.
  • Đập chắn nước.
  • Ống thoát chất thải.

Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm:

Bồn cầu xổm hay bồn cầu ngồi xổm trước kia được thiết kế khá đơn giản. Chỉ phần để chúng ta đi vệ sinh vào. Tuy nhiên, giờ đây, bồn cầu ngồi xổm đang được phát triển lại và chúng cũng được cải tiến thêm rất nhiều.

Hiện nay, ta có thể nói cấu tạo của bồn cầu xổm bao gồm:

  • Bộ xả nước: Thường sẽ được gắn ở phía trên bồn cầu. Sau khi đi vệ sinh xong thì bạn sẽ dùng nó để xả nước.
  • Bệ ngồi: Nơi để bạn đi vệ sinh vào.

Đối với trong ảnh mà bạn nhìn thấy ở trên. Phần inox phía trước là bộ xả nước. Còn phần màu trắng là bệ ngồi.

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Bồn cầu cũ được thiết kế đơn giản với chỉ có 1 phần đó là bộ ngồi. Còn nước có thể được xách vào hoặc để trong 1 vòi nước. Khi đi vệ sinh xong thì sẽ dội.

Nguyên lý hoạt động của bồn cầu:

Nguyên lý hoạt động thì gần như bồn cầu ngồi xổm và bồn cầu bệt đều có các điểm tương đông như nhau. Tuy nhiên, bồn cầu bệt sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều điểm chung. Nếu bạn để ý thì hiện nay. Hệ thống xả nước của bồn cầu ngồi xổm cũng đã được tích hợp và chúng hoạt động cũng gần như bồn cầu bệt.

Tuy nhiên, điều khác nhau lớn nhất ở hai bồn cầu này chỉ là cách chúng ta ngồi khi đi vệ sinh mà thôi.

Sau khi đi vệ sinh xong, chất thải sẽ được giữ lại ở dưới đáy bồn cầu. Khi đó, bạn chỉ cần ấn nút xả nước. Nước sẽ được đưa xuống các rãnh ở bồn cầu. Ở đây, nước sẽ được đi vòng tròn và tạo ra lực nước mạnh để đi xuống đáy bồn cầu.

Khi nước được đi xuống đáy bồn cầu thì sẽ cuồn chất thải đi xuống dưới bể phốt. Phía đáy bồn cầu có một phần cong có tên “weir”. Đây lờ gờ giữ nước của bồn cầu. Có tác dụng tạo chân không ngăn mùi đi từ bể phốt lên nhà vệ sinh của bạn.

Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh bồn cầu đúng cách:

Theo thống kê không chính thức của chúng tôi hiện nay có khoảng 70% người dân tại TPHCM sử dụng nhà vệ sinh, bồn cầu không đúng cách. Trong năm qua công ty chúng tôi xử lý cho hàng ngàn hộ gia đình có bồn cầu bị nghẹt thì có nhiều trường hợp bị nghẹt giấy, bị rớt vật dụng vào bồn cầu, bị đầy hoặc do đường ống thoát nước nhà vệ sinh thấp hơn đường ống ngoài đường.

Trong đó tình trạng nghẹt do bỏ giấy vào bồn cầu hoặc bị nghẹt do các vật dụng khác bỏ vào bồn cầu chiếm đa số, vậy tại sao khách hàng lại không biết cách sử dụng hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết “những lưu ý giữ gìn và sử dụng bồn cầu đúng cách”.

Theo như các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bồn cầu là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp…Cho dù bồn cầu nhà bạn có sạch sẽ nhưng không dùng chất khử tẩy thì vi khuẩn vẫn sinh sống rất nhiều. Ngoài ra trong quá trình vệ sinh xong không nên gạt nước xả ngay vì gạt nước ngay mà không đậy nắp sẽ làm vô tình chi vi khuẩn phát tán ra ngoài không gian. Vì vậy nên đậy nắp khi xả nước thải.

Những việc không nên làm khi sử dụng bồn cầu:

  • Không đi vệ sinh đặt hai chân lên thành cầu.
  • Khi đi vệ sinh không nên xả hết giấy vệ sinh sau khi sử dụng.
  • Không vứt các loại giấy vào bồn cầu nên dùng thùng rác đựng giấy vệ sinh riêng.
  • Không đổ hóa chất, nước giặt đồ, nước rửa chén vào bồn cầu.

Việc nên làm sau khi sử dụng bồn cầu vệ sinh:

  • Nên xả nước khi đi vệ sinh xong và kiểm tra lại xem toilet có sạch sẽ.
  • Giấy ăn băng vệ sinh nên bỏ vào thùng rác không vứt bừa bãi.
  • Khi đi vệ sinh xong lên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Thường xuyên vệ sinh bồn cầu bằng cách tẩy rửa sạch sẽ.
  • Mang bao tay, đổ bảo hộ khi làm vệ sinh bồn cầu.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa uy tín chất lượng cao như các loại nước tẩy rửa bồn cầu như Javen, Duck, Vim, Gift.
  • Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Xem thêm mẹo tẩy rửa bồn cầu trong quá trình sử dụng.

Cách ngồi và sử dụng bồn cầu đúng cách:

Theo nghiên cứu thì tư thế đi vệ sinh được chia làm 3 loại như sau: Ngồi trên bồn cầu cao, ngồi trên bồn cầu thấp, và ngồi xổm. Theo cơ chế tự nhiên thì việc đi đại tiện sẽ thuận lợi hơn với tư thế ngồi xổm, khi ngồi tư thế này thì ruột sẽ mở hết thuận lợi cho việc bài tiết chất thải. Với tư thế ngồi này sẽ làm giảm được bệnh viêm túi thừa đại tràng. Tuy nhiên khi ngồi xổm lâu có thể bị viêm khớp do áp lực thân trên đè xuống đôi bàn chân. Còn trường hợp ngồi bệt thì bài tiết chất thải ra ngoài khó khăn hơn và có nguy cơ mắc bệnh trĩ hay táo bón.

Với khoa học ngày càng phát triển thì các nhà sản xuất nhà vệ sinh nghiên cứu cho ra đời những chiếc bồn vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho người dân. Để giảm thiểu được bệnh viêm túi thừa đại tràng và bệnh viêm khớp khi ngồi xổm lúc đi vệ sinh dạng bệt ngồi bạn nên kê 1 chiếc ghế nhỏ ở phía chân, hơi nghiêng mình về phía trước. Đây chính là cách đi vệ sinh đúng chuẩn và có lợi cho sức khoẻ.

Nguyên tắc khi sử dụng bồn cầu đúng cách:

  • Không đặt lên sàn các vật dụng cá nhân một cách tuỳ tiện.
  • Nhiều người thường có thói quen đặt túi xách hoặc những đồ dùng cá nhân của mình xuống ngay dưới chân khi bước vào nhà vệ sinh. Thế nhưng, bạn có biết rằng dưới sàn nhà vệ sinh luôn ẩn chứa nguy cơ về các loại vi khuẩn từ đế giày không? Vi khuẩn trong buồng vệ sinh sẽ bám vào các vật dụng mà bạn mà bạn để trực tiếp lên sàn, và trong quá trình sử dụng vi khuẩn sẽ bám lên bàn tay của bạn, và nguy cơ bệnh tật đến từ giai đoạn này.
  • Chính vì lý do đó mà bạn nên hạn chế đến mức tối đa việc đặt để vật dụng cá nhân của mình lên sàn nhà vệ sinh nhất là balo và túi xách. Thay vào đó, bạn có thể đặt chúng trên các móc treo hoặc trên két nước của bồn cầu, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên nhờ ai đó giữ giúp bạn.

Ngồi đi vệ sinh với tư thế đúng:

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên khoa xương chậu tại Trường Đại học Stanford (Mỹ). Khi đi vệ sinh bằng cách ngồi bệt, chúng ta sẽ phải dùng nhiều lực hơn để rặn, chính vì vậy mà tạo áp lực lớn hơn lên ruột và đại tràng. Chưa dừng lại ở đó cách ngồi bệt khi đi vệ sinh còn có thể gây nguy hại tới cơ vòng hậu môn, vì cửa ruột không thể mở hoàn toàn, từ những nguyên nhân đó có thể gây ra nhiều bệnh như viêm ruột,táo bón, trĩ hay thoát vị.

Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng bạn nên dùng và tập làm quen với tư thế ngồi xổm để “giải quyết nỗi buồn”. Cách này sẽ bảo vệ sức khoẻ của bạn và giúp bạn giải quyết “nỗi buồn” dễ dàng hơn.

Không lót giấy vệ sinh lên bồn ngồi:

  • Nhiều người nghĩ rằng lót giấy vệ sinh lên mặt bồn ngồi sẽ giúp da không tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Nhưng thật ra với cách làm này lại hoàn toàn sai lầm. Lí do là bởi giấy vệ sinh để trong nhà vệ sinh cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao.
  • Theo các chuyên gia Kelly Reynolds đến từ phòng nghiên cứu của Đại học Arizona, việc bạn lót giấy bề mặt bồn cầu bằng giấy vệ sinh để tránh vi khuẩn thực ra chỉ có tác dụng về mặt tâm lý, trên thực tế bạn vẫn bị dính một lượng vi khuẩn nhất định.

Sử dụng khăn giấy lót tay để ấn nút xả nước sau khi đi vệ sinh:

Nút xả bồn cầu tại các nhà vệ sinh nơi công cộng không thể nào có thể nói là không có vi khuẩn. Vì vậy, để tránh vi khuẩn bám trên tay, bạn có thể dùng giấy vệ sinh quấn quanh ngón tay và bấm nút xả bồn cầu. Sau đó, hãy bỏ giấy vào thùng rác và rửa tay cẩn thận bạn nhé.

Một điều mà bạn không nên quên, đó là hãy đậy nắp toilet ngay sau khi xả nước. Lý do này được các nghiên cứu của các chuyên gia về mầm bệnh Charles Gerba thuộc Đại học Arizona (Mỹ). Các chuyên gia đã nghiên cứu được rằng, các mầm bệnh có thể bắn xa lên đến 1,8m có thể bắn ra xung quanh dính lên cơ thể hoặc những đồ dùng của chúng ta.

Rửa tay thật sạch sau khi bước vào nhà vệ sinh:

  • Một điều không bao giờ bạn được phép quên là hãy rửa tay thật sạch bằng nước sạch, đặc biệt là nước ấm và một ít xà phòng ngay sau khi đi vệ sinh bạn nhé. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để chúng ta có thể ngăn ngừa những mầm bệnh phát sinh.
  • Sau khi rửa tay xong, khi tay vẫn còn ẩm bạn nên dùng khăn giấy để lau khô tay thay vì sử dụng máy sấy bạn nhé. Việc sử dụng máy sấy có thể làm cho vi khuẩn phát tán nhiều hơn và dễ dàng phát triển hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cấu tạo bồn cầu, cách sử dụng và vệ sinh bồn cầu đúng cách tại nhà. Gia đình bạn đã lắp đặt bồn cầu hay chưa? Dịch vụ lắp đặt bồn cầu tại Hà Nội của Tiến Hưng với giá tốt, uy tín và chuyên nghiệp. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 0964.543.338 nếu bạn đang cần lắp đặt hay sửa chữa bồn cầu giá rẻ, chất lượng nhé!