Hướng dẫn cách tính dây điện đi trong nhà đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Bạn đang tìm kiếm bài viết về chủ đề hướng dẫn cách tính dây điện đi trong nhà và cách chọn dây dẫn điện đúng kỹ thuật?

Lắp đặt đường dây điện trong nhà, những nơi buôn bán hay kinh doanh…đúng kỹ thuật không những mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo an toàn cho cả hệ thống điện và cho cả gia đình bạn.

Đối với nhà dân, làm thế nào để thiết kế hệ thống điện và cách tính tiết diện dây dẫn điện trong nhà sao cho phù hợp vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm và thẩm mỹ cao.

Thì qua bài viết hôm nay, Gọi Thợ 24/7 hotline 0964.543.338 sẽ tư vấn giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đi dây điện đúng kỹ thuật.

Lựa chọn dây dẫn điện đúng cách quan trọng như thế nào?

Khảo sát là bước đầu tiên để đi đường dây điện trong nhà một cách hợp lý tiết kiệm nhất, đúng tiết diện dây.

Đáp ứng tốt về nhu cầu sử dụng và phù hợp với các thiết bị sử dụng trong nhà.Tránh tình trạng quá tải hay nguồn điện cấp yếu gây chập cháy và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Để đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn trong việc đi đường dây điện. Cần chú ý tuân thủ các vấn đề như sau:

  • Khi lắp đặt đường dây điện cho dù là đi nổi hay đi dây chìm thì cũng không thể nào đấu tắt dây trong ống gen hoặc lắp đặt âm tường.
  • Nên kiểm tra các thiết bị và đường dây điện cụ thể cũng như các trình trang thấm dột của ngôi nhà khi mùa mưa đến.
  • Vào những ngày mưa có độ ẩm rất cao sau thời gian đường dây dể bị oxy hóa dẫn đến trình trangh chập cháy điện.
  • Lắp đặt trong nhà cần đặt tính an toàn lên hàng đầu, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của dịch vụ.
  • Nhất là đến đời sống sinh hoạt của những thành viên trong gia đình và cả những khu vực dân cư xung quanh.
  • Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể được tư vấn lựa chọn 1 trong 2 cách lắp đặt trên và được lắp đặt sao cho đảm bảo tốt nhất về tính thẩm mỹ và an toàn cho các cá nhân sử dụng điện trong gia đình.
  • Lựa chọn đúng cách lắp đặt và hợp lý thì giúp cho gia đình bạn tiết kiệm nhiều chi phí lắp đặt và chi phí tiền điện khi sử dụng.

Lý do cần phải tính dây dẫn điện đi trong nhà?

Vì sao cần phải tìm hiểu cách tính dây điện đi trong nhà?

Khảo sát tính toán đường dây điện đi trong nhà giúp Quý khách đảm bảo nhiều yếu tố như: tiết kiệm chi phí thi công, an toàn cho người và tài sản, vật tư và cuối cùng là tính thẩm mỹ.

Muốn có một ngôi nhà hoàn hảo, một hệ thống đường dây điện được đi một cách đẹp mắt, đúng kỹ thuật sẽ góp phần tân trang ngôi nhà rất nhiều.

Cụ thể khi thi công cần thực hiện đi đường dây điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

1. Sự an toàn:

Hiện nay có các loại nguồn điện được sử dụng cho từng mục đích và nhu cần khác nhau như:

  • Nguồn điện 1 pha có 2 dây gồm: 1 dây pha và 1 dây trung tính. Đây chính là nguồn điện thiết yếu phù hợp được sử dụng rộng rãi cho nhà ở thông thường ở nước ta.
  • Nguồn điện 1 pha có 3 dây sẽ gồm 1 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây nối đất. Nguồn điện này được áp dụng cho công trình nhà cao tầng, biệt thự khách sạn hay các công trình xây dựng có nhiều máy móc hay các khu nhà ở cao cấp đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Nguồn điện 3 pha 4 dây thì ít phổ biến hơn, những nơi có thể sử dụng là các địa điểm có nhu cầu sử dụng điện năng cao như công xưởng,nhà máy, xí nghiệp…
  • Nguồn điện 3 pha 5 dây thường rất ít sử dụng hiện nay ở nước ta vì độ mạnh và phức tạo của nó.

Đấy là các tiêu chuẩn của ngành điện lực, nhà sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam. Chúng tôi tích dẫn từ tiêu chuẩn TCVN 2103.

2. Tính thẩm mỹ và tiết kiệm:

Nhân viên Gọi Thợ 24/7 sẽ tư vấn và cân nhắc sử dụng các phương pháp đi đường dây điện để tăng tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.

Áp dụng cách đi dây điện nổi khoa học:

  • Lắp đặt điện nổi mục đích để giảm thiểu khó khăn trong việc lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa sau này. Thường được các hộ dân chọn phương pháp này để lắp đặt.
  • Lắp đặt dây điện nổi bằng cách cho dây và cáp điện luồn vào trong ống gen nhựa hoặc nẹp nhựa và cố định lên tường, trần nhà bằng đinh hoặc vít theo tiêu chuẩn đúng kỹ thuật.
  • Số đường dây được đi vào trong ống gen, nẹp sao cho thật hợp lý không quá chật để bạn có thể xử lý kéo rút dể dàng. Thuận tiện cho việc sửa chữa thay thế.

Áp dụng cách đi dây âm tường hoặc âm sàn:

  • Lắp đặt điện âm tường thường được áp dụng để lắp đặt cho các đường dây điện cho các nhà cao tầng, nhà biệt thự sang trọng.
  • Nhằm làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và không gia sinh hoạt.
  • Lắp đặt điện âm thì phải sử dụng dây, cáp điện và các thiết bị điện có chất lượng cao luồn vào trong các ống nhựa được đặt âm vào tường hoặc trần nhà.

Áp dụng cách đi dây ngầm:

  • Lắp đặt dây ngầm chỉ sử dụng cho các công trình ngoại vi không tiếp xúc với nhà ở.
  • Ở trường hợp này, dây dẫn và cáp điện sẽ được luồn vào trong ống nhựa cứng. Giúp cho nước không thể thấm vào trong làm ảnh hưởng đến dây điện.
  • Hệ thống đường ống ngầm này sẽ ở độ sâu cho phép là 0.7m chôn ngầm dưới đất.

Phân loại nguồn điện thường sử dụng trong nhà:

Hiện nay nguồn điện được sử dụng chủ yếu có 2 nguồn cấp:

  • Nguồn điện 1 pha 2 dây.
  • Nguồn điện 1 pha 3 dây.

Nguồn điện được sử dụng rộng rãi và thông dụng nhất hiện nay tai Việt Nam là nguồn điện 1 pha 2 dây.

Nguồn điện đó được biết là gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính (hay còn gọi là 1 dây nguội và 1 dây nóng)

Các công trình lớn như: Chung cư, biệt thự, trung tâm thương mại,… thường sử dụng nguồn điện 1 pha 3 dây, nguồn này được sử dụng trong các thiết bị chuyên dụng có điện năng lớn.

Nguồn 1 pha 3 dây bao gồm: 1 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây được nối xuống đất (hay còn gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây tiếp đất bảo vệ).

Hướng dẫn cách tính tiết diện dây điện đi trong nhà đúng kỹ thuật:

Tiết diện dây dẫn là gì?

Tiết diện dây dẫn ảnh hưởng việc truyền tải điện năng đến các thiết bị tiêu thụ.

Nếu tiết diện dây dẫn nhỏ mà công suất tiêu thụ lớn sẽ dẫn đến tình trạng gây nóng dây dẫn, dòng điện chập chờn… đó là nguyên nhân của tình trạng cháy nổ cũng như an toàn cho người sử dụng.

Nếu tiết diện dây dẫn nhỏ hơn cho phép sẽ dẫn đến trình trạng dây dẫn luôn trong tình trạng quá tải, dây nóng.

Sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến dây giòn, cách điện nóng chảy gây đứt, chập cháy hệ thống dây dẫn điện gây mất an toàn.

Chọn tiết diện dây dẫn như thế nào là hợp lý?

Trên thị trường có các loại dây dẫn điện:

  • Dây đơn cứng (VC).
  • Dây đơn mềm (VCm).
  • Dây đôi mềm dẹt (VCmd).
  • Dây đôi mềm xoắn (VCmx).
  • Dây đôi mềm tròn (VCmt).

Nếu tiết diện dây dẫn lớn quá sẽ gây lãng phí tiền đầu tư, quá trình thi công sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ ngôi nhà.

Chúng tôi xin đưa ra một vài cách tính chọn tiết diện dây điện như sau:

  • Chọn tiết diện dây dẫn theo tính toán (theo công thức tính toán).
  • Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn quy định.
  • Chọn tiết diện dây dẫn điện theo kinh nghiệm sử dụng.

Với điện sinh hoạt nhà dân dụng có thể áp dụng cách chọn đơn giản sau:

  • Tính toán tổng công suất sử dụng (dự phòng cho mở rộng sau này) trước khi chọn đối với dây cấp nguồn tổng.
  • Tiết diện dây dẫn tính chọn 6A/1mm2.
  • Nên sử dụng 70% công suất định mức cho phép (ví dụ: 1mm2 chịu được dòng 6A, ta sử dụng thiết bị điện tiêu thụ có công suất khoảng 4A).

Chi tiết cách tính toán và lựa chọn dây dẫn điện trong nhà theo công thức:

Cách tính dây điện đi trong nhà và lựa chọn dây dẫn cần thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định nguồn điện:

Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện của nhà theo từng khu vực.

Dưới đây là cách tính tiết diện dây điện đi trong nhà với nguồn điện dành cho sinh hoạt 220V, công suất của các thiết bị điện sử dụng trong gia đình 5KW, cụ thể:

It = P/U (5000/220 = 22,7A).

Trong đó: It là dòng điện tổng.

2. Cách tính tiết diện dây dẫn 3 pha – 1 pha:

Tính tiết diện dây dẫn tổng:

S = 22,7/6 = 3.78 mm2 (S là tiết diện dây).

Lựa chọn dây dẫn điện trong nhà:

  • Dây CVV (1 lõi): 7 sợi đồng, cách điện PVC.
  • Dây CVV (2 lõi): 7 sợi đồng, cách điện PVC.
  • Dây CVV (3 lõi): 7 sợi đồng, cách điện PVC.
  • Dây LF-CVV (1 lõi): 7 sợi đồng, cách điện LF-PVC.
  • Dây LF-CVV (2 lõi): 7 sợi đồng, cách điện LF-PVC.
  • Dây LF-CVV (3 lõi): 7 sợi đồng, cách điện LF-PVC.

Chọn tiết diện dây dẫn là 4mm2 nhằm đảm bảo nhu cầu mở rộng sau này.

Ví dụ:  S = 1,75 x 3,78 = 6.615 mm2,  chọn dây dẫn tiết diện 6mm2 phòng khả năng tải thêm là dây điện nguồn chính.

Tiết diện dây dẫn nhánh:

Dây điện nguồn nhánh ở mỗi phòng phụ thuộc vào vị trí các thiết điện.

Chia tải theo phòng, tầng chọn dây tiết diện 4mm2, cấp nguồn nhánh cho ổ cắm điện 2,5mm2 và dây thiết bị chiếu sáng 1,5,mm2.

Cách tính mật độ dòng điện cho phép của dây điện:

  • Dây đồng: Jđ = 6A/mm2, tương đương 1,3 KW/mm2
  • Dây nhôm : Jn = 4,5/mm2, tương đương 1KW/mm2.

Ví dụ: Tổng công suất của các thiết bị sử dụng điện P = 3kW thì sử dụng dây đồng làm trục chính, mỗi pha dùng tiết diện tối thiểu là: S = P/Jđ

S = 3kW/1,3kW(mm2)= 2,3 mm2

Chọn dây điện tiết diện tối thiểu cho từng khu vực chính là 2,3 mm2.

Ở trên là một số cách tính dây điện đi trong nhà.

Tốt nhất khi chưa am hiểu về cách thiết kế mạng lưới điện. Quý khách nên lựa chọn Gọi Thợ 24/7 hotline: 0906765021 với dịch vụ tư vấn, thiết kế thi công có chất lượng uy tín.

Bên cạnh đó, bạn có thể mua các sản phẩm dây dẫn điện tại những cửa hàng uy tín. Kết hợp với nhân viên có tay nghề cao để có đường điện đẹp, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

3. Bảng tra tiết diện dây dẫn và dòng điện:

Tiết diện dây dẫn 1 lõi 2 lõi 3 và 4 lõi
2 cáp điện đặt cách khoảng 3 cáp điện tiếp xúc nhau theo hình 3 lá
Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp
mm2 A mV A mV A mV A mV
1.5 33 32 29 25 32 29 27 25
2.5 44 20 38 15 41 17 36 15
4 59 11 53 9.5 55 11 47 9.5
6 75 9 66 6.4 69 7.4 59 6.4
10 101 4.8 86 3.8 92 4.4 78 3.8
16 128 3.2 110 2.4 119 2.8 101 2.4
25 168 1.9 142 1.5 158 1.7 132 1.5
35 201 1.4 170 1.1 190 1.3 159 1.1
50 238 0.97 203 0.82 225 0.94 188 0.82
70 292 0.67 248 0.58 277 0.66 233 0.57
95 349 0.5 297 0.44 332 0.49 279 0.42
120 396 0.42 337 0.36 377 0.4 317 0.35
150 443 0.36 376 0.31 422 0.34 355 0.29
185 497 0.31 423 0.27 478 0.29 401 0.25
240 571 0.26 485 0.23 561 0.24 462 0.21
300 640 0.23 542 0.2 616 0.21 517 0.18
400 708 0.22 600 0.19 693 0.19 580 0.17

Cách tính tiết diện dây điện trong nhà theo công suất thiết bị:

Cách tính tải dây dẫn điện trong nhà?

Ví dụ:

Tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW

– Dòng điện tổng It = P/U = 5000/220 = 22.7A

– Chọn tiết diện dây S = 22.7/6=3.78mm2

Trên thực tế là dây 4mm hay còn gọi là dây 4 ly.

Dây dẫn tổng:

Để đảm bảo dự phòng mở rộng, cần chọn S = 1.75×3.78 = 6.615mm2.

Vậy nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng mở rộng thêm tải làm dây điện cấp nguồn chính.

Dây dẫn nhánh:

– Đối với dây cấp nguồn nhánh đi từng tầng, phòng trong nhà tùy theo mức độ bố trí thiết bị tiêu thụ sử dụng điện mà ta chọn như sau:

  • Chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2
  • Cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2.
  • Dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2.

Bảng chọn tiết diện dây dẫn tiêu chuẩn theo công suất tiêu thụ:

Việc lựa chọn dây dẫn điện với công suất tiêu thụ phù hợp cho ngôi nhà không chỉ đảm bảo truyền tải tốt nhất điện năng mà còn giúp tiết kiệm chi phí thấp nhất cho công trình.

Công suất chịu tải của cáp dây điện:

Tiết diện ruột dây dẫn Công suất  dây có thể chịu tải
Cách điện PVC Cách điện XLPE
mm2 <= kW kW
3 6.4 8.2
4 7.6 9.8
5 8.8 11.2
5.5 9.4 11.9
6 9.8 12.4
7 10.8 13.8
8 11.8 15
10 13.4 17
11 14.2 18.1
14 16.6 20.7
16 17.8 22
22 22 27.2
25 23.6 29.2
35 29 36

Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV:

Tiết diện dây dẫn Công suất chịu tải
mm2 <=kW
0.5 0.8
0.75 1.3
1 1.8
1.25 2.1
1.5 2.6
2 3.6
2.5 4.4
3 5.6
4 7.3
5 8.7
6 10.3
7 11.4
8 12.5
10 14.3

Trên đây là bài viết về cách tính dây điện đi trong nhà và cách chọn dây dẫn điện phù hợp, đúng kỹ thuật. Bạn có thể áp dụng theo công thức trên để thực hiện lắp đặt thi công điện trong nhà.

Đội thợ thi công đi dây dẫn điện trong nhà chuyên nghiệp

Liên hệ 0964.543.338 nếu bạn có nhu cầu đi đường dây điện trong nhà chuyên nghiệp, giá tốt.